Nguồn gốc lịch sử & Văn hoá uống trà của người Việt

Nguồn gốc lịch sử & Văn hoá uống trà của người Việt

Không ai biết chính xác cây chè có từ bao giờ và nơi tìm thấy cây chè đầu tiên ở đâu. Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng cây chè có về nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ hoặc miền bắc Việt Nam.

Truy nguyên nguồn gốc cây chè

Trải qua hàng nghìn năm phong hóa để xác định rõ ràng theo địa giới hành chính các quốc gia hiện tại là không thể chính xác được. Vì vậy có thể nói cây chè nguyên thuỷ có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á cổ đại có phần thuyết phục hơn cả.  Hiện nay khu vực kéo dài từ bang Assam - Ấn Độ đến phia bắc Miến Điện, Lào, phía bắc Việt Nam và kéo dài đến vùng Vân Nam - Trung Quốc chính là vùng Đông Nam Á cổ đại khi xưa.

Đặc tính của cây chè

1-nguon-goc-lich-su-van-hoa-uong-tra-cua-nguoi-viet-14.jpg

Cây chè được các nhà khoa học đặt tên là Camellia Sinensis, thuộc họ Araceae, là màu xanh, hoa màu trắng, tính hàn, vị khổ cam, không độc.

Cây chè thường xuất hiện và sinh trưởng tốt ở những vùng có điều kiện thổ nhưỡng sau:

  • Vùng đất có độ cao trung bình từ 500-1000m so với mực nước biển, những vùng chè ở độ cao từ 2000m trở lên thì ít gặp hơn nhưng lại cho ra những búp chè hảo hạng.
  • Vùng có lượng mưa ổn định và đều quanh năm, độ ẩm không khí cao, không có sương muối

Với những điều kiện sinh trưởng như vậy thì nhận định cho rằng nguồn gốc cây chè ở vùng Đông Nam Á cổ là hoàn toàn hợp lý.

Bên cạnh đó các nhà Khảo cổ học Việt Nam cũng tìm thấy dấu tích hóa thạch của lá và cây chè ở vùng Phú Thọ. Ở vùng Suối Giàng - Yên Bái, trên dãy Tây Côn Lĩnh - Hà Giang hay một số vùng phía Nam Trung Quốc hiện nay có những rừng chè mọc tự nhiên xanh tốt quanh năm.

Lịch sử văn hoá uống trà của người Việt

Thời kỳ Vua Hùng thứ 18 vì không có con trai nối dõi sau nghe theo lời con rể là Tản Viên Sơn Thánh nhường ngôi cho người cháu họ là Thục Phán. Sau khi thống nhất các tộc Việt, Thục Phán An Dương Vương đã lãnh đạo cuộc kháng chiến đầu tiên của người Việt chống lại sự xâm lăng của tộc Hoa Hạ lúc này là thời Tần Thuỷ Hoàng do tướng Đồ Thư chỉ huy.

Tuy nhiên sau đó bằng kế sách giả hoà, Triệu Đà cho con trai lấy Công chúa Mỵ Châu để đánh cắp bí mật quân sự của Vua An Dương Vương.

Sau đó thì nước ta rơi vào thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc!

1-nguon-goc-lich-su-van-hoa-uong-tra-cua-nguoi-viet-10.jpg

Chúng ta có thể nhớ lại câu chuyện Mỵ Châu - Trọng Thuỷ và huyền tích Thanh Giang Sứ Giả - Rùa Vàng giúp Vua xây thành Cổ Loa và chiếc vuốt rùa chế ra lẫy nỏ của Nỏ Liên Châu trong sách Lĩnh Nam Chích Quái

Bằng các kế sách đồng hoá trên quy mô lớn mà các triều đại Trung Quốc áp dụng nhằm xóa bỏ gốc rễ dân tộc Việt như: di dân từ phương Bắc về phương Nam, cho người Hán kết hôn với người Việt, bắt người Việt học chữ Hán, đưa tư tưởng Nho giáo phong kiến để làm công cụ thao túng và cai trị …vv… chắc chắn rằng chúng ta cũng bị ảnh hưởng khá nhiều từ kế sách này.

Tuy nhiên người Việt ta với bản tính tự tôn dân tộc sâu sắc đã không bị khuất phục. Nhiều cuộc khởi nghĩa diễn ra, trải bao biến cố cho đến năm 938 Đức Vương Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng giành lại nền độc lập cho người Việt sau thời kỳ dài đen tối.

1-nguon-goc-lich-su-van-hoa-uong-tra-cua-nguoi-viet-11.jpg

Trên lĩnh vực văn hoá chúng ta có những cách thức sáng tạo để gìn giữ các giá trị văn hoá cốt lõi của dân tộc truyền đến ngày nay.

Ví như các nếp sinh hoạt truyền thống của người Việt vẫn được duy trì như tục búi tóc, xăm hình còn lưu đến tận thời các Vua nhà Trần, tục ăn trầu, nhuộm răng đen còn lưu lại đến ngày nay. Chữ Hán được chế ra thành chữ Nôm, đặc biệt chúng ta giữ được tiếng nói!

Với văn hoá uống trà cũng vậy, cách uống trà của người Việt tuy không cầu kỳ và đòi hỏi lễ nghi chuẩn mực như trà đạo của người Nhật, không đài các như trà đạo của người Hoa mà văn hoá uống trà của người Việt lại rất dân dã, giản dị, gần gũi với cuộc sống thường ngày.

Mời bạn cùng Lạc Hồng Store tìm hiểu chi tiết hơn về nét văn hoá uống trà của người Việt trong nội dung dưới đây.

Nét đặc trưng trong văn hóa trà đạo Việt Nam

Văn hoá uống trà, thưởng trà của người Việt tuy giản dị, gần gũi đậm chất truyền thống văn hoá làng xã nhưng không vì thế mà sơ sài. Những nguyên tắc cơ bản đó là: “Nhất Thuỷ - Nhì Trà - Tam Bôi - Tứ Bình - Ngũ Quần Anh”

1-nguon-goc-lich-su-van-hoa-uong-tra-cua-nguoi-viet-12.jpg

Nhất Thuỷ

Tức là nguồn nước dùng để pha chế. Theo lời dạy của cổ nhân, nước tốt nhất là nước mưa được hứng giữa trời, hoặc nước suối khe từ thiên nhiên.

Sau này, người ta còn dùng nước giếng sâu, nước sương đọng buổi sớm mai để pha trà. Dùng từ bất kỳ nguồn nào thì nước cũng phải được đun sôi rồi để nguội đến nhiệt độ khoảng 80 - 90 độ mới được dùng để không làm mất hương vị tinh tế vốn có của trà.

Nhì Trà

Chính là loại trà được sử dụng. Theo lời dạy của tiền nhân, trà tốt cần có “ngũ tự” đó là: sắc, thanh, khí, vị và thần.

Nghĩa là về màu sắc phải rõ ràng, thanh thoát; vị không nhạt mà cũng không quá nồng đậm; hương thơm dịu nhẹ; vị ngọt thanh tao; và quan trọng nhất là có “thần” - là sự cuốn hút, đắm chìm khiến người thưởng trà khó quên.

 

 

 

 

Tam Bôi

Đây là loại chén dùng để uống trà. Theo lệ xưa, chén phải được rửa sạch, trước khi dùng cần nhúng sơ bằng nước sôi trước khi uống ngoài việc vệ sinh ra còn là để chén có độ ấm, khi rót trà vào không bị chênh lệch nhiệt độ giữa chén và trà.

Tứ Bình

Là ấm dùng để pha trà. Ấm trà cần được làm từ đất nung loại tốt, chịu lửa, giữ được nhiệt độ và không để lẫn mùi vào trà.

Ngũ Quần Anh

Đây là yếu tố cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Người bạn đồng hành cùng ta trong giây phút thưởng trà. Vẻ đẹp của văn hóa thưởng trà chính là ở sự chia sẻ cùng những người bạn tâm giao. Các cụ xưa có câu “rượu tam, chè tứ” là ở chỗ này.

1-nguon-goc-lich-su-van-hoa-uong-tra-cua-nguoi-viet-13.jpg

Ngoài năm yếu tố trên, cách pha trà cũng vô cùng quan trọng. Từ khâu sửa soạn, làm nóng chén trà, cách xử lý trà, đến từng động tác rót trà đều là những bước quan trọng, tinh tế đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và kinh nghiệm của người thưởng trà.

Không như trà đạo Nhật Bản cần phải có một không gian riêng, một khu vườn Nhật được tạo cảnh quan kỳ công. Không gian thưởng trà của người Việt giản dị hơn.

Nhà ngói ba gian xưa với gian chính có bàn thờ tổ tiên và bàn trà tiếp khách được kê chính giữa ngôi nhà, cùng một vài nén nhang trầm được gia chủ thắp nến tạo ra một không gian thưởng trà vừa văn hoá, vừa tâm linh của người Việt.

Chính vì vậy, có thể nói văn hoá uống trà của người Việt vừa giản dị mà cũng rất tinh tế. Trong những bài tiếp theo Xứ Sở Lạc Hồng sẽ cùng bạn khám phá các loại trà nổi tiếng của Việt Nam

Chia sẻ:

Đang xem: Nguồn gốc lịch sử & Văn hoá uống trà của người Việt

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng